Thuộc địa phận huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, dãy Thất Sơn được mệnh danh là nơi bí ẩn và linh thiêng nhất Việt Nam. Những ngọn núi này luôn thu hút khách du lịch và khách hành hương muốn tìm hiểu những câu chuyện xung quanh nó. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn câu chuyện của từng ngọn núi.
Núi Cấm/ Thiên Cẩm Sơn
Với chiều cao 716 mét và chiều dài 7.500 mét, đây là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn, cũng là ngọn núi linh thiêng nhất. Cái tên này cũng gắn với huyền thoài vào cuối thế kỷ thứ 18, Vua Gia Long trước khi trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn đã bị đánh bại bởi các triều đại Tây Sơn và chạy trốn đến núi này để lánh nạn. Cấp dưới của ông cấm người dân địa phương vào núi. Ngày nay, Thiên Cẩm Sơn là một điểm thu hút khách du lịch rất nổi tiếng của tỉnh An Giang nhờ sở hữu những thắng cảnh hùng vĩ, tượng phật khổng lồ, hồ Thủy Liên và suối Thanh Long. Hãy thử một lần leo lên đỉnh Thiên Cẩm Sơn và ngắm cảnh đẹp như thiên đường nơi này nhé!
Thủy Đài Sơn
Trái ngược với Thiên Cẩm Sơn, Thủy Đài Sơn là ngọn núi nhỏ nhất và thấp nhất trong Bảy Núi với chiều cao 20 mét. Từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, mực nước của các con sông dâng cao đến nỗi bao phủ toàn bộ chân núi như một ngọn đồi trong biển cả mênh mông. Điều này cũng giải thích cho cái tên của ngọn núi này.
Ngọa Long Sơn
Ngọa Long Sơn là ngọn núi dài nhất trong bảy ngọn núi với chiều dài khoảng 8.000 mét. Núi còn có tên gọi khác là Núi Đại hay núi Dài bởi nó uốn khúc như một con rồng Đông Á. Có rất nhiều rừng và chim quý sinh sống dọc theo Ngọa Long Sơn và làm cho ngọn núi này trở thành một kỳ quan thiên nhiên.
Căn cứ quân sự O Tạ Sóc nằm trên điểm cao nhất của Núi Đại, do làng An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn quản lý. Trong chiến tranh Việt Nam, nơi này là một trong những căn cứ quan trọng do lực lượng kháng chiến miền Nam kiểm soát. Hiện tại, nó là một điểm thu hút khách du lịch để tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam.
Ngũ Hồ Sơn
Ngọn núi này có chiều cao 265 mét và được xếp hạng là ngọn núi cao thứ tư trong bảy ngọn núi. Tên núi đã ám chỉ năm khu vực trũng có chứa nước trông giống như năm giếng, nhìn từ trên cao như năm con hổ lớn. Nhiều người tin rằng các giếng được bảo vệ bởi các vị thần nên chúng sẽ không bao giờ cạn. Mặc dù địa hình gồ ghề với những tảng đá khổng lồ, Ngũ Hồ Sơn có phong cảnh tuyệt đẹp, cây cỏ xanh rì, cảnh đẹp hùng vỹ.
Anh Vũ Sơn
Anh Vũ Sơn cao 225 mét và rộng 1.100 mét. Trước đây, khi người dân địa phương lên núi để kiếm củi, họ đã tạo ra một con đường mòn lên đỉnh núi. Đi dọc theo con đường mòn này dẫn bạn đến một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hoang vu và yên bình không tả siết. Đứng trên tảng đá khổng lồ Mỏ két, bạn sẽ nhìn thấy những đám mấy lơ lửng xung quanh. Núi Cô Tô (thuan Việt)
Phụng Hoàng Sơn
Đây là ngọn núi dài thứ ba và là ngọn núi cao thứ hai trong bảy ngọn núi, với chiều dài và chiều cao lần lượt là 5,800 mét và 614 mét. Truyền thuyết kể rằng nhiều loại chim di cư đến ngọn núi này, bao gồm cả phượng hoàng. Do đó, người dân địa phương gọi nó là Phụng Hoàng Sơn (núi phượng). Ngoài ra, hình dạng của núi trông rất giống với một con phượng hoàng dang rộng đôi cánh.
Liên Hoa Sơn
Trước đây, người dân địa phương đã leo lên núi và nhìn thấy một hồ nước trong đó có một bông hoa sen với những chiếc lá lớn như một bánh xe. Vì vậy mà nó có tên gọi như hiện nay. Liên Hoa Sơn có chiều cao 145 mét và chiều dài 600 mét, và được xếp hạng là ngọn núi nhỏ thứ hai trong Bảy Núi. Nếu bạn muốn leo núi, bạn nên nhờ người dân địa phương hoặc hướng dẫn viên dẫn đường, vì sẽ không có đường mòn lên tới đỉnh.
Trên đây là những thông tin về dãy Thất Sơn huyền bí. Nếu có dịp, hãy thử một lần đến đây và trải nghiệp vẻ đẹp của vùng đất nơi đây, bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác tại đây:
Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang 2020
Núi cấm: Cung nghinh ngọc xá lợi phật từ ấn độ về an vị tại chùa Phật Lớn
Sưu tầm Lâm Viên Núi Cấm