Thời gian và địa điểm tổ chức các lễ hội lớn ở An Giang

Vùng đất An Giang là vùng đất có truyền thống văn hóa đặc trưng miền Tây với chợ nổi và nhiều lễ hội như: đua bò Bảy Núi, hội đình Châu Phú, hội miếu Bằng Lang, hội đền Bảo Sanh

Các lễ hội Cầu phước cho các linh hồn thân nhân đã khuất được đầu thai sang kiếp khác, để người quá cố được sung sướng hơn. Trong dịp lễ Đôlta có hội đua bò theo thể thức truyền thống của người Kh’mer.

Lễ hội Quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc) là lễ hội lớn ở An Giang. Tuy chính thức cử hành vào cuối tháng tư âm lịch hàng năm, nhưng ngày nay đã trở thành một lễ hội dân gian được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ và có thời gian kéo dài lâu nhất, bắt đầu ngay sau Tết Nguyên đán đến giữa năm dương lịch. Vì thế, hiện nay người ta gọi thời gian này là “Mùa lễ hội” để chỉ sự nhộn nhịp, sung túc kéo dài trên địa bàn và chính điều này đã giúp Châu Đốc trở thành một địa bàn du lịch, thương mại nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL và cả nước.

Hãy cùng Lâm Viên Núi Cấm điểm qua những hoạt động lễ hội hàng năm ở An Giang nhé. Nếu có một lần ghé đây chơi hãy cùng nhau tham dự các lễ hội văn hóa này cùng với chúng tôi.

lễ hội văn hóa ở an giang

Các lễ hội chính ở An Giang

Hội đình Long Phú
Thời gian: 7/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng bổn cảnh.
Đặc điểm: Lễ khai hạ, cầu mùa.

Hội đền Bảo Sanh
Thời gian: 15/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Lão Gia (danh y cổ Trung Quốc).
Đặc điểm: Lễ hội cầu sự việc tốt lành.

Hội đền Nguyễn Trung Trực
Thời gian: 18 – 19/ 10 âm lịch.
Địa điểm: Xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Trung Trực, thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, lễ cúng tưởng niệm.

Hội miếu Bằng Lang
Thời gian: 15 – 16/3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Bà Thượng Đồng Cổ Hỷ.
Đặc điểm: Dâng lễ vía Bà, hát bội.

Lễ Đôlta và hội đua bò
Đối tượng tôn vinh: Tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu phúc cho linh hồn người đã chết.
Thời gian: Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch (nếu tháng thiếu sẽ kéo dài sang ngày 2 tháng 9 âm lịch).
Địa điểm: Tại chùa, từng gia đình cộng đồng người Kh’mer thuộc huyện Tri Tôn hoặc Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Cầu phước cho các linh hồn thân nhân đã khuất được đầu thai sang kiếp khác, để người quá cố được sung sướng hơn. Trong dịp lễ Đôlta có hội đua bò theo thể thức truyền thống của người Kh’mer.

lễ hội đua bò an giang

Lễ hội đình Châu Phú
Thời gian: 9 – 11/5 âm lịch.
Địa điểm: Phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Hữu Cảnh (cháu của Nguyễn Trãi).
Đặc điểm: Dâng hương, lễ kỳ yên, hát bội đêm.

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
Thời gian: từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch
Địa điểm: miếu Bà Chúa Xứ, núi Sam, cách thị xã Châu Đốc 7km
Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Xứ
Đặc điểm: lễ tắm Bà.

lễ vía bà An Giang

Tin liên quan:

Văn hóa ở An Giang

Du lịch núi Cấm An Giang

An Giang vùng đất du lịch dân dã

Sưu tầm Lâm Viên Núi Cấm

Ý kiến bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *