Những chợ nổi nhộn nhịp nhất định bạn phải đến khi đến miền Tây

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản

xuất được hàng hóa, mang đi trao đổi, lấy một loại hàng hóa khác.
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra định nghĩa về chợ như sau: “Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, buổi nhất định”1.
Theo tác giả Nhâm Hùng, thật ra, khái niệm chợ nổi chỉ xuất hiện khoảng ba mươi năm gần đây… Khi các nhà nghiên cứu để mắt tới, cũng như sự hấp dẫn của cung cách mua bán trên mặt sông, thu hút ngày càng nhiều tour du lịch, lúc ấy mô hình chợ nổi mới được đề cập nhiều.

Khảo sát các bài viết về chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ, chúng tôi còn gặp nhiều bài viết của các tác giả thể hiện những cách hiểu về nó trên các trang website. Có thể dẫn ra như sau: Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe hoặc thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu xuồng, ghe một cách dễ dàng và rất nguy hiểm.

Chợ nổi là nét sinh hoạt độc đáo của vùng châu thổ sông Cửu Long. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm, hàng nghìn chiếc xuồng, ghe của dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ về đây tụ tập mua bán3; Sở dĩ chợ nơi đây được gọi là chợ nổi vì chợ không họp ở gần nơi đông đúc dân cư mà lại họp ở trên sông, giữa một vùng sông nước bao la với hàng trăm chiếc xuồng, ghe tụ họp mua bán tấp nập. Điều khác lạ của những ngôi chợ này xuất phát từ chính vị trí địa lí của vùng đất này. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long vốn là một vùng đất phù sa, được bồi đắp quanh năm bởi hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu. Vì tập quán sống trên sông nước, di chuyển chủ yếu bằng ghe thuyền, nên chợ cũng được tổ chức ngay chính trên sông; …
Từ một số cách hiểu này, chúng tôi đưa ra định nghĩa ngắn gọn và khái quát về chợ nổi như sau: Chợ nổi là nơi có nhiều xuồng, ghe cùng tụ họp và mua bán, trao đổi hàng hóa ngay trên mặt sông. Nơi họp chợ là các vàm sông hay là nơi các ngả sông giao nhau.

Xem thêm các địa điêm du lịch tại An Giang

du lịch núi cấm An Giang

giá vé công viên nước Thanh Long Núi Cấm

chợ nổi miền tây

Một số chợ nổi tiêu biểu ở miền Tây Nam Bộ

a. Chợ nổi Cái Bè

Chợ họp trên sông Tiền, từ cầu Cái Bè, qua kênh 28, xuôi theo cù lao Tân Phong về phía hạ lưu. Chợ nổi Cái Bè có chiều dài cả cây số ngàn. Chợ ở vị trí giáp ranh giữa 3 tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre
Chợ nổi Cái Bè hình thành hai khu vực riêng biệt: khu vực bán sỉ hàng hóa nông sản và khu mua bán trái cây. Chợ hoạt động theo con nước lớn, nhưng thường diễn ra ở bờ Nam vào khoảng 3 – 5 giờ sáng và từ 13 – 16 giờ chiều. Quy mô chợ phụ thuộc vào vụ mùa trái cây, trung bình hàng ngày có vài chục phương tiện trọng tải lớn neo đậu và khoảng vài trăm phương tiện ghe, thuyền lớn nhỏ của các hộ dân địa phương hội tụ lại đây để giao dịch. Số lượng trái cây mua bán bình quân mỗi ngày khoảng 100 – 200 tấn.

chợ nổi cái bè

b. Chợ nổi Long Xuyên

Chợ nổi ở Long Xuyên từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc trong vùng. Chợ nằm trên sông Hậu, thuộc phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nơi đây tập trung hàng trăm xuồng, ghe neo đậu san sát trên sông, sinh hoạt và buôn bán quanh năm suốt tháng.

chợ nổi cái bè

c. Chợ nổi Phong Điền

Chợ nằm ngay ngã ba sông, một nhánh từ Cần Thơ vào, một nhánh rẽ đi Cầu Nhím và một nhánh xuôi về Trường Long (thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền), cách thành phố Cần Thơ khoảng 17 km. Các nhà thuyền ở đây chủ yếu là dân địa phương, đem các loại hàng nông sản, hoa quả miệt vườn đến bán cho ghe thuyền các nơi khác. Chợ hoạt động tập trung nhất vào khoảng 6 đến 7 giờ sáng. Chợ nổi Phong Điền cũng là một trong những chợ buôn bán trái cây lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.3

d. Chợ nổi Ngã Bảy

Còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy, được hình thành từ năm 1915. Với bảy nhánh kênh, rạch tụ hội đã tạo nên sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm Ngã Bảy trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ, song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang và cả Đồng bằng sông Cửu Long.4

e. Chợ nổi Cái Răng

Cách trung tâm thành phố Cần Thơ chỉ khoảng 5 cây số, chợ nổi Cái Răng được xem là chợ đầu mối giữa thành phố Cần Thơ lan tỏa hàng hóa đi các huyện và các tỉnh trong toàn miền Tây Nam Bộ. Khác với chợ nổi Ngã Bảy và Phong Điền, chợ nổi Cái Răng tập trung rất đông ghe, thuyền từ các tỉnh khác đem hàng hóa đến cho dân địa phương. Do gần trung tâm thành phố Cần Thơ nên chợ nổi Cái Răng có mật độ ghe, thuyền qua lại buôn bán nhộn nhịp

chợ nổi cái răng

f. Chợ nổi Trà Ôn

Chợ nổi Trà Ôn nằm ngay giữa ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đây là chợ nổi cuối cùng trên sông Hậu trước khi đổ ra biển. Nét đặc biệt của chợ nổi Trà Ôn so với các chợ nổi khác chính là việc nhóm họp chợ theo con nước. Do đó, du khách có thể ngắm nhìn nét đẹp của chợ vào các buổi trong ngày tùy theo con nước, lúc cao điểm của con nước lớn. Tất cả các loại hàng hóa nông sản tại đây đều được mua bán theo nhóm hàng, được phân phối từ các ghe vườn theo dạng bán sỉ. Nét độc đáo này cũng đã tạo cho khu chợ nổi Trà Ôn một nét riêng, có sức cuốn hút du khách gần xa.1

g. Chợ nổi Ngã Năm

Chợ họp tại giao điểm của 5 dòng sông tỏa đi 5 ngả: kênh xáng Quản Lộ Phụng Hiệp chạy từ Cà Mau lên Ngả Bảy, đường sông tự nhiên từ Vĩnh Quới chảy ra rồi vươn dài về Thạnh Trị, trước đây sông nhỏ nay được xáng múc vừa sâu vừa rộng. Và ngả còn lại từ Ngã Năm được xáng múc về hướng Long Mỹ, Hậu Giang. Ngay nay, chợ họp chính là đoạn này hướng về Xáng Chìm.
Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và sầm uất vào loại bậc nhất trong vùng.

h. Chợ nổi Miệt Thứ

Miệt Thứ (thuộc Vĩnh Thuận, Kiên Giang) là vùng đất chạy dọc theo vịnh Thái Lan thuộc hai huyện An Minh và An Biên (Kiên Giang), kéo dài đến rừng U Minh. Về tên gọi các thứ, chúng tôi đã nói ở phần trên. Mỗi thứ có nhóm chợ tại các đầu kênh. Chợ nổi vùng Miệt Thứ, được hình thành bằng những chiếc ghe lớn, như những ngôi nhà nổi, bềnh bồng trên sông nước, chở theo nhiều loại hàng hóa. Trong đó, nhiều ghe bán các loại chén bát, bếp củi, bếp lò đun bằng trấu, bàn ghế… Đặc biệt, do ở đây không có nhiều dừa nước để lấy lá lợp nhà, nên một số ghe lá từ huyện Gò Quao, huyện Giồng Riềng thường đến buôn bán. Vào mùa mưa, mặt hàng này bán rất chạy.

chợ nổi miền Tây

i. Chợ nổi Gành Hào

Chợ họp trên sông Gành Hào, cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200m, thuộc địa bàn phường 8 ở trung tâm thành phố Cà Mau. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba chùa Bà cách đó khoảng hơn chục cây số. Điều thích thú ở đây mà các chợ nổi khác không có là thỉnh thoảng có một vài chiếc ghe bán chiếu rong. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.
Xuất hiện muộn hơn còn có chợ nổi Ngan Dừa (Bạc Liêu), chợ nổi An Hữu (Cái Bè – Tiền Giang), …

chợ nổi miền tây

Nguồn: Lâm Viên Núi Cấm

Ý kiến bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *