Cùng ghé thăm những ngôi chùa và đền thờ nổi tiếng tại An Giang

An Giang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long. Dễ dàng thấy được rằng tỉnh thành này không chỉ nổi tiếng với khách du lịch Việt Nam vì sở hữu phong cảnh đẹp và văn hóa trù phú, mà còn gắn liền với những chuyến hành hương mang nhiều ý nghĩa. Trước đây, hầu hết du khách đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng. Ngày nay, An Giang còn được vẽ lên bởi ngọn núi Cấm luôn thu hút đông đảo du khách tham quan vì sở hữu rất nhiều thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp quyến rũ, khung cảnh tựa chốn bồng lai vì có nhiều ngôi chùa trong vùng mà nổi tiếng nhất với sự linh thiêng là: Chùa Vạn Linh và Chùa Phật Lớn.

Trước đây, chùa Vạn Linh còn có tên gọi khác là chùa Lá, được xây dựng một cách hoang sơ do thiếu thốn vật chất vào năm 1927. Nhờ vào đức độ cũng như tài phục dược của Hòa thượng Thích Thiện Quang, cứu giúp người bệnh nên phật tử và người đời cứ đồn đãi. Từ đó, am đón khách thập phương ngày một đông thêm và chùa cũng được trùng tu nhiều lần để khang trang như hiện nay. Toàn cảnh bên ngoài chùa là vẻ đẹp thơ mộng, hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Ngôi chùa được dựng nên bởi lối kiến trúc sang trọng nhưng không quá phô trương. Nơi đây xứng đáng là trung tâm hành hương của vùng đất An Giang. Nếu viếng thăm chùa, ngoài những ngày lễ lớn của đạo Phật, bạn cũng có thể ghé vào ngày 23 và 24 tháng 11 âm lịch hàng năm. Đây chính vừa là ngày giỗ của hòa thượng Thích Thiện Quang, vừa là ngày để phật tử ghi nhớ công ơn khai sơn và cứu độ của thầy. Bạn cũng có thể kết hợp với việc du lịch núi Cấm và viếng cảnh chùa cùng lúc.

Gần ngôi chùa Vạn Linh này là chùa Phật Lớn, nổi tiếng với tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là “Tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi châu Á”. Ngôi chùa này tọa lạc trên một đỉnh khác của núi Cấm. Đứng trên chùa, lặng nghe tiếng chuông, hít thở không khí mát mẻ của núi rừng, tâm hồn mới thư thái làm sao.

Ngoài ra hai ngôi chùa trên đỉnh núi Cấm kể trên, An Giang còn nổi tiếng với những ngôi chùa, đền thờ tâm linh khác như chùa Tây An, miếu Bà chúa xứ, chùa Huỳnh Đạo, chùa Hang, …Từ ngã tư Châu Đốc đến ngã ba núi Sam ở xã Vĩnh Ta, bạn sẽ thấy một ngôi chùa dưới chân núi Sam, đó là chùa Tây An. Chùa cao 284m so với mực nước biển và được thiết kế đẹp mắt theo phong cách nghệ thuật Ấn Độ và Hồi giáo kết hợp với kiến ​​trúc chùa cổ của Việt Nam. Nằm dưới chân núi Sam, miếu Bà chúa xứ được xây dựng với kiến ​​trúc của một tòa tháp hình hoa sen nở rộ, ngói xanh và hoa văn nghệ thuật táo bạo. Hàng năm, từ ngày 23 đến 27 âm lịch, người dân ở đây tổ chức lễ hội Vía bà để cầu nguyện và tưởng nhớ công đức của những người giúp đỡ nhân dân, mang lại mưa thuận gió hòa. Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch An Giang, hàng năm, ngôi miếu này đã thu hút gần 2 triệu người đến đây để thờ cúng và hành hương. Những bí ẩn về bức tượng Bà Chúa Xứ cùng những câu chuyện bí ẩn, thiêng liêng về cuộc đời của bà đã ăn sâu vào tâm trí của hàng triệu người dân ở vùng đồng bằng và khu vực xung quanh.

Hãy thử một lần đến An Giang, đặc biệt là núi Cấm để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của núi rừng và giúp tâm hồn mình thêm thư thái, bạn nhé!

Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây:

Đặc sản bún cá Châu Đốc

Vì sao nói An Giang là vùng đất của du lịch dân dã

Sưu tầm Lâm Viên Núi Cấm

Ý kiến bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *