An Giang miền sông nước

An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mêkong (phần Việt Nam) theo hai nhánh sông Tiền và sông Hậu song song suốt từ bắc tới nam trên 99km, lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là 13.500 m3/s, lưu lượng mùa lũ 24.000 m3/s và mùa cạn 5.020 m3. Hệ thống sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào tạo thành một mạng lưới giao thông, thủy lợi khá chằng chịt có 280 tuyến với mật độ chung là 1,72 km/km2 là thuộc mức cao nhất so với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long .

Các con sông chính ở An Giang

Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh sông lớn của hạ lưu sông Mêkong trước khi đổ ra biển Đông.
• Sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đoạn chảy qua An Giang dài 82 km, lòng sông chổ rộng nhất tới hơn 2000 m ở phía trên sông Vàm Nao.
• Sông Hậu chảy song song với sông Tiền. Đoạn chảy qua An Giang dài 101km, lòng sông chổ rộng nhất từ 800- 2000m. Sông Hậu là tuyến giao thông thủy quan trọng, là nguồn cung cấp nước và phù sa cho Tứ Giác Long Xuyên.
Lưu lượng trung bình năm của hai sông là gồm 14 nghìn m3/s; Trong đó mùa lũ là 24nghìn m3/s và mùa cạn là 5 nghìn m3/s.
• Sông Vàm Nao nằm gọn trong địa bàn tỉnh An Giang, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, chiều dài 7 km, nối liền với sông Tiền và sông Hậu, chiều rộng sông trung bình 700 m
• Sông Bình Di, dài 10km, chảy từ Khánh Bình (An Phú) đến xã Vĩnh Hội Đông (An Phú ) rồi hội tụ với sông Tà Keo (Campuchia) và sông Châu Đốc.
Các con sông này đều chảy qua các vùng có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các làng nghề…tạo điều kiện hình thành loại hình du lịch trên sông.
Chế độ thủy văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mêkong. Hằng năm có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1-2,5 m, thời gian ngập từ 2,5- 4 tháng. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội.

Lũ vào Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng theo hai con sông chính là sông Tiền và sông Hậu, thời gian đầu (tháng 6, tháng 7) nước từ hai sông chính theo các kênh trụ chảy vào đồng ruộng và lần lượt làm ngập từ thấp đến cao; Khi mực nước vượt quá +3 m, đồng thời lượng nước tràn qua biên giới Campuchia vào Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là yếu tố chính tạo nên sự ngập lụt và hình thành “ mùa nước nổi” ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở An Giang nói riêng. Hàng năm có khoảng 70 % diện tích bị ngập lụt. Vào mùa lũ đem phù sa bồi đắp hàng năm, thời tiết và khí hậu mát mẽ, rất phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp và du lịch cũng phát triển được loại hình du lịch trên sông nước. Tuy nhiên, thiệt hại do lũ gây ra cho nhân dân cũng không nhỏ, năm 2005 có 30 người chết (trong đó có 27 trẻ em), toàn tỉnh số nhà sập và cuốn trôi 46 nhà, nhà siêu vẹo phải di dời 361 nhà, nhà tốc mái 92 nhà, số nhà ngập nước nền, sàn 876 nhà, các huyện có 1.046 ha diện tích lúa bị ngập úng gặt ép, số ao hầm nuôi trồng bị ngập 252 cái với diện tích bị ngập là 24,4 ha. Tổng chiều dài lộ giao thông nông thôn bị ngập là 106km, tổng chiều dài đường tỉnh lộ bị ngập 18 km, tổng chiều dài các đoạn đê bao bị sạt lở 18.290 m. Tổng diện tích sạt lở 60.803m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp bị sạt lở 20.320 m2. Số hộ tiếp tục di dời là 278 hộ.
Do vậy để hạn chế sự thiệt hại do lũ lụt ở mức thấp nhất, người dân An Giang phải chấp nhận sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi từ lũ mang đến.

Xem thêm các tin tức về tỉnh An Giang

Du lịch Núi Cấm An Giang

Những rừng Tràm nổi tiếng ở An Giang

Các kênh rạch ở miền sông nước  An Giang

Cả tỉnh có chừng 21 kênh đào như:
• Kênh thoại Hà do ông Nguyễn Văn Thoại đào năm 1818. Kênh đào theo lạch nước cũ, nối rạch Long Xuyên tại Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, tiếp nối với sông Kiên Giang, đổ nước ra biển Tây tại cửa Rạch Giá. Kênh dài 12.410 tầm, rộng 20 tầm, ghe xuồng qua lại thuận lợi.
• Kênh Vinh Tế đào vào năm 1819 cũng do Nguyễn Văn Thoại chỉ huy. Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc nối giáp với sông Giang Thành (Hà Tiên – Kiên Giang). Tổng chiều dài là 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m) và sâu 6 thước (3m)
Nói về lợi ích của kênh Vĩnh Tế, Đại Nam Nhất Thống Chí viết: “Từ đấy đường sông thông việc biên phòng và việc buôn bán đều được hưởng mối lợi vô cùng”. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Triều đình cho đúc Cửu Đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho sự cho sự miên viễn của Hoàng Gia, hình kênh Vĩnh Tế đã được chạm vào Cao Đỉnh.
• Kênh Vĩnh An: nhà Nguyễn cho đào kênh này vào năm 1843 để lấy nước lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu và tạo ra trục giao thông thủy nối liền giữa Tân Châu và Châu Đốc, thông nối các vị trí quân sự, kinh tế chiến lược quan trọng của biên cương. Kênh dài 17 km, rộng 30 m và sâu 6 m.
• Kênh Trà Sư: đào vào những năm 1830-1850, để ngăn lũ núi, tháo chua rửa phèn và dẫn nước lũ phù sa phục vụ cho khai thác các cánh đồng còn hoang hóa thời bấy giờ thuộc khu vực Thới Sơn – Văn Giáo. Kênh có chiều dài 23km, rộng 10m và sâu trên 2m.
• Kênh Thần Nông đào vào năm 1882 ở huyện Phú Tân, bắt nguồn từ xã Vĩnh phú
,nối liền Kênh Vĩnh An đến rạch Cái Đầm. Kênh dài 25km, rộng 6m và sâu 3m. Dùng để tưới tiêu cho đồng ruộng.
• Kênh Vàm Xáng: do thực dân Pháp cho đào từ năm 1914 – 1918. Kênh Vàm Xáng cách kênh Vĩnh An 4km về phía thượng lưu để lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu đồng thời tạo ra trục giao thông mới thay cho kênh Vĩnh An. Kênh này dài 9 km, rộng 100 m và sâu trên 20 m.
Ngòai ra, còn có một hệ thống kênh trục: Vàm Răng, Luỳnh Huỳnh, Vàm Rầy, Kiên Lương, Tám Ngàn, Tri Tôn , Ba Thê, Cái Sắn, Mặc Cần Dưng do Pháp xây dựng. Hệ thống kênh trục mới này có tầm quan trọng về thủy lợi khai thác vùng đất hoang hóa Tứ Giác Long Xuyên, vận tải hàng hóa, phân bố dân cư…
Năm 1975, An Giang đã đào thêm kênh 15 (nối kênh Cần Thảo với kênh Mặc Cần Dưng tại cầu sắt 15 kéo dài đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang), kênh 10 Châu Phú và kênh núi Chóc Năng Gù (trong Tứ Giác Long Xuyên), kênh 7 xã, Cà Mau, Trà Thôn, Ká Tam Bong, Ngã Cạy- kênh Tròn, kênh Mới, H7…

Các loại rạch

Ngoài các con sông lớn, các kênh thì An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh với độ dài từ vài km đến 30 km, độ rộng từ vài mét đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn.
Những rạch lớn gồm: Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (Phú Tân), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (Chợ Mới), Long Xuyên (Thành Phố Long Xuyên), Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng (Châu Thành), rạch Cần Thảo (Châu Phú). Trong đó, quan trọng là hai rạch: Ông Chưởng và Long Xuyên khá dài, sâu và rộng hơn các rạch còn lại.
• Rạch Ông Chưởng có hình dạng uốn khúc như mình rồng, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, dài 20 km, rộng gần 100 m và sâu 8 m. Khả năng tải nước mùa lũ ở mức 800 m3/s với tốc độ 1m/s, rạch này lấy nước sông Tiền đổ vào sông Hậu tại đỉnh Cua Cong của cù lao Mỹ Hòa Hưng.
• Rạch Long Xuyên bắt đầu từ Thành Phố Long Xuyên chảy theo hướng Đông Bắc
– Tây Nam có chiều dài gần 18 km chảy ra Biển Tây, nối với sông Kiên của Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Rạch Long Xuyên người dân còn gọi là kênh Rạch Giá – Long Xuyên, có độ rộng bình quân 100m và sâu 8m, có lưu lượng mùa lũ trên 300 m3/s.

Các khe suối và hồ

 Khe suối
Trong cụm núi Cấm, ở độ cao 700m, nước mưa và nước ngầm đã dồn chảy vào các suối An Hảo, hồ Ô Tuk Xa và Suối Tiên.
Cụm núi Dài với độ cao 500m có Suối Vàng, Ô Tà Sóc và khe Đá. Cụm núi Cô Tô cao trên 600m có suối Ô Thum và Ô Soài So.
 Hồ
• Hồ tự nhiên: có Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên nhỏ nằm giữa hai sông Bình Di và sông Hậu tại Khánh Bình (An Phú).
Hồ Nguyễn Du tại phường Mỹ Bình (Thành Phố Long Xuyên) là một nhánh xép của sông Hậu được phù sa bồi đắp tách dần ra.
• Hồ nhân tạo, ở vùng núi Tri Tôn – Tịnh Biên vào những năm 1986-1994 có hồ Soài So, Ô Tuk Xa, Cây Đuốc, nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và cải tạo môi trường sinh thái
Núi Cấm còn có hồ An Hảo ngăn dòng suối nhỏ An Hảo làm hồ.[31] Nhìn chung, nguồn nước An Giang rất dồi dào, các sông – kênh – hồ- khe suối tạo nên cảnh quan đẹp, mát mẽ, bên cạnh việc đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư thì còn thuận lợi cho việc phát triển khu vui chơi giải trí và các điểm du lịch.

Xem thêm: du lịch tâm linh ở An Giang

Những khu vui chơi ở An Giang

Ý kiến bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *